
Điều khiến nhiều người bất ngờ là mức giá của mỗi vé lên đến 40.000 đồng, tức cặp vé là 80.000 đồng, một con số khá cao so với thời điểm đó.
Để thấy rõ sự “khủng” của mức giá này, người xem cần so sánh với tỷ giá thời bấy giờ. Giá xăng chỉ khoảng 3.000 đồng/lít, một bát phở cũng chỉ có giá 4.000 đồng. Một tài khoản Facebook bình luận: “Quá khủng! Năm 2000, giá xăng 3.000 đồng/lít, một bát phở 4.000 đồng mà vé xem bóng đá đã lên đến 40.000 đồng một vé.”
Người khác nhận định thêm về giá vé: “25 năm trước giá vé bằng hiện tại, tính theo giá vàng thì một vé rơi vào khoảng 1 triệu đồng. Thật khiếp!
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tình trạng khán giả đến sân ngày nay rất hạn chế. “Bây giờ thả cửa miễn phí cũng chẳng mấy ai xem,” một người hâm mộ thẳng thắn nhận xét.
Một người hâm mộ nhắc lại sự hào hùng của SLNA thời kỳ đó: “Năm 2000, SLNA có lứa Quang Trường cực kỳ huy hoàng. Vậy mà giờ vé rẻ mà vẫn chẳng ai đến sân xem. Đó không phải là chuyện vé đắt hay rẻ mà là các câu lạc bộ không còn thu hút được người hâm mộ nữa.”
Thể Công và SLNA từng là những gã khổng lồ của bóng đá Việt Nam, hiện vẫn đang chinh chiến ở V.League nhưng không còn cạnh tranh được vị trí số 1 trên BXH.
Ngược lại, dù vé vào sân hiện tại giá trị thấp hơn rất nhiều, các câu lạc bộ lại đang gặp khó khăn trong việc giữ chân khán giả. Sân vận động thường xuyên vắng vẻ, hình ảnh khán đài thưa thớt người là câu chuyện buồn cho bóng đá nội.
Nguyên nhân không chỉ đơn thuần là giá vé, mà còn là sự thiếu hấp dẫn từ chính các đội bóng, chất lượng chuyên môn và cách tổ chức sự kiện chưa đủ để níu chân người hâm mộ trở lại sân.